Câu hỏi: Cho các sơ đồ sau: Các sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

Câu hỏi: Cho các sơ đồ sau:
Các sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
C. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
D. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

Gợi ý câu trả lời

Đáp án A.
Giải thích:
– Hình 1: không có điểm dân cư sinh sống, có ranh giới phân định tạo thành một khu riêng biệt, gần sông, cảng biển, sân bay,…=> đây là đặc điểm của khu công nghiệp: có ranh giới rõ ràng và vị trí địa lí thuận lợi, tách biệt với khu dân cư.
– Hình 2: gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau; các xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ và bổ trợ cho nhau; gắn với nhiều điểm dân cư; gần sông, hệ thống giao thông thuận lợi (cảng, sân bay, đường tàu, đường ô tô,…) => Đây là đặc điểm của trung tâm công nghiệp: gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệp; gắn với đô thị, vị trí thuận lợi.
– Hình 3: Có nhiều ngành công nghiệp, các ngành có mối liên hệ với nhau (dựa vào mũi tên) và hỡ trợ nhau phát triển; có một vài ngành công nghiệp hạt nhân, đóng vai trò quan trọng => Đặc điểm này phù hợp với vùng công nghiệp: Có nhiều ngành công nghiệp, các ngành có mối liên hệ với nhau, trong đó có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
– Hình 4: có 1 điểm công nghiệp và 1 điểm dân cư -> đây là đặc điểm của điểm công nghiệp: bao gồm 1 – 2 xí nghiệp công nghiệp đơn lẻ và thường gắn với một điểm dân cư.
=> Như vậy, sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.

Author: Cô Minh Anh

Câu hỏi: Cho các sơ đồ sau: Các sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

Câu hỏi: Cho các sơ đồ sau:
Các sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
C. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
D. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

Gợi ý câu trả lời

Đáp án D.
Giải thích:
– Hình 1: có 1 điểm công nghiệp và 1 điểm dân cư -> đây là đặc điểm của điểm công nghiệp: bao gồm 1 – 2 xí nghiệp công nghiệp đơn lẻ và thường gắn với một điểm dân cư.
– Hình 2: không có điểm dân cư sinh sống, có ranh giới phân định tạo thành một khu riêng biệt, gần sông, cảng biển, sân bay…=> đây là đặc điểm của khu công nghiệp: có ranh giới rõ ràng và vị trí địa lí thuận lợi, tách biệt với khu dân cư.
– Hình 3: gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau; các xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ và bổ trợ cho nhau; gắn với nhiều điểm dân cư; gần sông, hệ thống giao thông thuận lợi (cảng, sân bay, đường tàu, đường ô tô,…).
=> Đây là đặc điểm của trung tâm công nghiệp: gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệp; gắn với đô thị, vị trí thuận lợi.
– Hình 4: Có nhiều ngành công nghiệp, các ngành có mối liên hệ với nhau (dựa vào mũi tên) và hỡ trợ nhau phát triển; có một vài ngành công nghiệp hạt nhân, đóng vai trò quan trọng => Đặc điểm này phù hợp với vùng công nghiệp: Có nhiều ngành công nghiệp, các ngành có mối liên hệ với nhau, trong đó có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
=> Như vậy, sơ đồ trên lần lượt phù hợp với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

Author: Cô Minh Anh