Phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn

1. Phương trình bậc nhất \(ax + b = 0\)

+) \(a \ne 0\) thì phương trình có nghiệm duy nhất \(x = – \frac{b}{a}\)

+) \(a = 0\) và $b \ne 0$ thì phương trình vô nghiệm.

+) \(a = 0\) và $b = 0$ thì phương trình vô số nghiệm.

2. Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\)

+) \(a = 0\) thì trở thành phương trình \(bx + c = 0\)

+) \(a \ne 0\)

i) \(\Delta > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_{1,2}} = \frac{{ – b \pm \sqrt \Delta }}{{2a}}\)

ii) \(\Delta = 0\) thì phương trình có nghiệm kép \(x = – \frac{b}{{2a}}\)

iii) \(\Delta < 0\) thì phương trình vô nghiệm.

3. Định lý Vi-et cho phương trình bậc hai

Cho phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\) có hai nghiệm \({x_1} \le {x_2}\)

Khi đó: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = – \frac{b}{a}\\{x_1}.{x_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right.\)

+) Nếu đa thức \(f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thì nó viết được thành \(f\left( x \right) = a\left( {x – {x_1}} \right)\left( {x – {x_2}} \right)\)

+) Nếu hai số \({x_1},{x_2}\) có tổng \({x_1} + {x_2} = S\) và tích \({x_1}.{x_2} = P\) thì chúng là nghiệm của phương trình \({x^2} – Sx + P = 0\)

Cho phương trình bậc hai có hai nghiệm \({x_1} \le {x_2}\). Đặt \({x_1} + {x_2} = S,{x_1}.{x_2} = P\), khi đó:

  • Nếu \(P < 0\) thì \({x_1} < 0 < {x_2}\) (hai nghiệm trái dấu).
  •  Nếu \(P > 0\) và \(S > 0\) thì \(0 < {x_1} \le {x_2}\) (hai nghiệm dương).
  • Nếu \(P > 0\) và \(S < 0\) thì \({x_1} \le {x_2} < 0\) (hai nghiệm âm).
Author: Cô Minh Anh