Bảng trừ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Bảng trừ trong phạm vi $20.$

– Vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi $20$ để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.

– Cách vận dụng bảng trừ trong phạm vi $20 $ để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi $100,$ giải toán về ít hơn.

– Cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tính nhẩm

– Nhẩm lại các phép tính đã học.

– Nhẩm phép trừ có thể dựa vào cách nhẩm phép tính cộng.

Ví dụ: Nhẩm: \(14 – 7\)

Giải

Cách 1: Nhẩm \(14 – 4\) được bao nhiêu rồi trừ tiếp đi 3 thì sẽ là kết quả của phép trừ \(14 – 7\)

\(14 – 4 = 10\) và \(10 – 3 = 7\) nên \(14 – 7 = 7\)

Cách 2: Nhẩm dựa vào phép cộng \(7 + 7 = 14\) nên \(14 – 7 = 7\)

Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ liên tiếp.

– Biểu thức chỉ chứa phép toán cộng hoặc trừ thì em thực hiện theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải.

Ví dụ: Tính \(9 – 8 + 9\)

Giải

\(9 – 8 + 9 = 1 + 9 = 10\)

Dạng 3: Tìm yếu tố còn thiếu

– Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

– Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Ví dụ: Tìm \(x\), biết: \(x + 7 = 12\)

Giải

\(\begin{array}{l}x + 7 = 12\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 12 – 7\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 5\end{array}\)

Vậy giá trị của \(x = 5\)

Author: Cô Minh Anh