Ôn tập về phép cộng và phép trừ học kì 1

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Cách tìm giá trị của phép cộng và phép trừ trong phạm vi \(100\).

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tính nhẩm

Cộng, trừ nhẩm các số trong phạm vi \(20\).

Ví dụ: Tính nhẩm

a) \(9 + 7 = ?\)

b) \(11 – 9 = ?\)

Giải:

a) Nhẩm:

+) Tách \(7 = 1 + 6.\)

+) Lấy \(9\) cộng \(1\) rồi cộng tiếp với \(6\) ta được: \(9 + 1 = 10; 10 + 6 = 16\)

Vậy \(9 + 7 = 16.\)

b) Nhẩm:

+) \(9 = 1 + 8\)

+) Lấy \(11\) trừ đi \(1\) rồi trừ tiếp đi \(8\) ta được: \(11 – 1 = 10\) và \(10 – 8 = 2\)

Vậy \(11 – 9 = 2.\)

Dạng 2: Đặt tính rồi tính

– Đặt tính sao cho các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

– Cộng hoặc trừ các chữ số cùng một hàng theo thứ tự từ phải sang trái, chú ý với phép tính có nhớ.

Ví dụ: Đặt tính và tính: \(38 + 42\)

Giải

Dạng 3: Tìm số còn thiếu

– Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

– Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ.

– Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Ví dụ: Tìm \(x\), biết: \(x + 16 = 20\)

Giải

\(\begin{array}{l}x + 16 &= 20\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x &= 20 – 16\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x &= 4\end{array}\)

Vậy giá trị của \(x\) là \(4\).

Dạng 4: Toán đố

– Bước 1: Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã biết, yêu cầu của bài toán.

– Bước 2: Tìm lời giải cho bài toán: Khi bài toán yêu cầu tìm “tất cả” hoặc “cả hai” thì ta thường cộng các đại lượng; bài toán tìm “còn lại” hoặc so sánh thì ta thường dùng phép tính trừ.

– Bước 3: Trình bày lời giải

– Bước 4: Kiểm tra lại kết quả.

Ví dụ: Lớp 2A trồng được \(48\) cây, lớp 2B trồng được nhiều hơn lớp 2A \(12\) cây. Hỏi lớp 2B trồng được bao nhiêu cây ?

Phương pháp giải:

Tóm tắt:

Muốn tìm số cây của lớp 2B trồng được thì ta lấy số cây trồng được của lớp 2A cộng với \(12\) cây.

Giải

Lớp 2B trồng được số cây là:

\(48 + 12 = 60\) (cây)

Đáp số: \(60\) cây.

Author: Cô Minh Anh