Tìm một thừa số của phép nhân

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Mối quan hệ giữa tích và các thừa số trong phép nhân.

– Cách tìm một thừa số chưa biết trong một tích.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Thực hiện các phép tính nhân, chia.

– Em nhớ lại kiến thức về bảng nhân từ \(1\) đến \(5\) và bảng chia \(2;3\)

Dạng 2: Tìm thừa số chưa biết.

Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.

Ví dụ: \(\begin{array}{l}x \times &3 = 15\\&x= 15:3\\&x= \,\,\,\,\,\,5\end{array}\)

Dạng 3: Toán đố.

– Đọc và phân tích bài toán: Đề bài cho thông tin về giá trị của nhiều nhóm, giá trị của mỗi nhóm, yêu cầu tìm số nhóm bằng nhau đó.

– Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm số nhóm, em lấy giá trị nhiều nhóm đã cho chia cho giá trị của mỗi nhóm.

– Trình bày lời giải.

– Kiểm tra lại lời giải và đáp án của bài toán.

Ví dụ: Có \(18\) bạn học sinh được xếp vào các bàn, mỗi bàn có \(2\) học sinh. Hỏi xếp được tất cả bao nhiêu bàn như thế ?

1) Phân tích:

– Giá trị của nhiều bàn (giá trị của nhiều nhóm) là \(18\)

– Giá trị của mỗi bàn (giá trị của mỗi nhóm) là \(2\)

– Yêu cầu tìm số bàn ( tìm số nhóm)

2) Cách giải:

Muốn tìm số bàn cần lấy số học sinh ban đầu chia cho số học sinh của mỗi bàn.

3) Trình bày lời giải:

\(18\) bạn học sinh xếp được tất cả số bàn là: \(18:2 = 9\) (bàn)

Đáp số: \(9\) bàn.

4) Kiểm tra lời giải:

Ta thấy \(9 \times 2 = 18\) nên nếu mỗi bàn có \(2\) học sinh, \(9\) bàn như vậy có \(18\) học sinh, đúng với đề bài đã cho nên đáp án em tìm được là đúng.

Author: Cô Minh Anh