Phép chia hết và phép chia có dư

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Phép chia hết và phép chia có dư:

Phép chia hết: Là phép chia có số dư bằng \(0\).

Phép chia có dư: Là phép chia có số dư khác \(0\).

– Số dư bé hơn số chia.

– Vận dụng phép chia hết và phép chia có dư vào giải toán.

Ví dụ:

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Kiểm tra phép chia đó là phép chia hết hay phép chia có dư

Bước 1: Đặt tính phép chia theo hàng dọc.

Bước 2: Thực hiện phép chia

Bước 3: Kiểm tra số dư của phép chia, nếu số dư bằng \(0\) thì đó là phép chia hết; nếu số dư khác \(0\) thì đó là phép chia có dư.

Ví dụ: \(64:2\) là phép chia hết hay phép chia có dư ?

Giải


Ta thấy phép chia có số dư bằng \(0\) nên \(64:2\) là một phép chia hết.

Dạng 2: Toán đố

Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho và yêu cầu của bài toán.

Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm trong các nhóm bằng nhau thì ta thường sử dụng phép tính chia.

– Vận dụng tính chất của phép chia hết và phép chia có dư để trả lời các câu hỏi của bài toán.

Bước 3: Trình bày lời giải của bài toán.

Ví dụ: Một đoàn có \(30\) người đi du lịch, nếu mỗi xe chỉ chở được \(4\) người thì đoàn đó cần bao nhiêu xe như vậy?

Phương pháp giải:

– Để tìm được số xe để chở hết đoàn người đó thì ta cần kiểm tra \(30\) gồm bao nhiêu nhóm \(4\) bằng cách dùng phép tính chia.

– Nếu phép chia có dư thì để đủ xe cho cả đoàn ta cần dùng thêm một xe nữa.

Cách giải:

Ta có: $30{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}7$ (dư \(2\))

Vậy để chở được \(30\) người thì cần số xe là:

$7{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}8$ (xe)

Đáp số: $8$ xe.

Dạng 3: Các tính chất của phép chia có dư.

Trong một phép chia có dư thì:

– Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

– Số dư nhỏ nhất là $1$, số dư lớn nhất là số kém số chia một đơn vị.

Author: Cô Minh Anh