Ôn tập chương 6 toán lớp 8

1. Đa giác-đa giác lồi

Định nghĩa:

Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất

kì cạnh nào của đa giác đó.

+ Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

Chú ý:

+ Đa giác \(n\) đỉnh \(\left( {n \ge 3} \right)\) được gọi là hình \(n\)– giác hay hình \(n\)-cạnh.

+ Tổng các góc của đa giác $n$ cạnh bằng $\left( {n – 2} \right).180^\circ $ .

+ Mỗi góc của đa giác đều $n$ cạnh bằng \(\frac{{\left( {n – 2} \right).180^\circ }}{n}\).

+ Số các đường chéo của đa giác lồi $n$ cạnh bằng \(\frac{{n\left( {n – 3} \right)}}{2}\)  .

2. Diện tích

Diện tích hình chữ nhật: Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó: \(S = a.b\) .

Diện tích hình vuông: Diện tích vuông bằng bình phương cạnh của nó: \(S = {a^2}\) .

Diện tích tam giác vuông: Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông: \(S = \frac{{ab}}{2}\) .

Diện tích tam giác thường: Diện tích tam giác bằng nửa tích một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó: \(S = \frac{1}{2}ah\) .

Diện tích hình thang: Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao: \(S = \frac{{\left( {a + b} \right)h}}{2}\)

Diện tích hình bình hành: Diện tích hình bình hành bằng tích một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó: \(S = a.h\) .

Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc: Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc bằng nửa tích hai đường chéo

Diện tích hình thoi: Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo: \(S = \frac{1}{2}{d_1}.{d_2}\)

Author: Cô Minh Anh