Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử

1. Các kiến thức cần nhớ

Ví dụ: \({x^2} + xy – 6x – 6y \)\(= x\left( {x + y} \right) – 6\left( {x + y} \right) \)\(= \left( {x + y} \right)\left( {x – 6} \right)\)

hoặc  \({x^2} + xy – 6x – 6y \)\(= \left( {{x^2} – 6x} \right) + \left( {xy – 6y} \right) \)\(= x\left( {x – 6} \right) + y\left( {x – 6} \right) \)\(= \left( {x – 6} \right)\left( {x + y} \right)\)

Các cách làm như trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử

Phương pháp:

Sử dụng cách nhóm hạng tử để phân tích đa thức thành nhân tử.

Dạng 2: Tìm \({\bf{x}}\) .

Phương pháp:

Sử dụng cách nhóm hạng tử để biến đổi về dạng tìm \(x\) thường gặp.

Chẳng hạn \(A.B = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}A = 0\\B = 0\end{array} \right.\)

Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức thỏa mãn điều kiện cho trước

Phương pháp:

+ Biến đổi biểu thức để có thể sử dụng được điều kiện của đề bài.

+ Từ đó tính giá trị của biểu thức.

Author: Cô Minh Anh