Rút gọn biểu thức chứa căn

1. Các kiến thức cần nhớ

Đưa thừa số ra ngoài dấu căn

Với hai biểu thức $A,B$ mà $B \ge 0$, ta có $\sqrt {{A^2}B}  = \left| A \right|\sqrt B $, tức là

+) Nếu $A \ge 0$ và $B \ge 0$ thì $\sqrt {{A^2}B}  = A\sqrt B $

+) Nếu $A < 0$ và $B \ge 0$ thì $\sqrt {{A^2}B}  =  – A\sqrt B $

Đưa thừa số vào trong dấu căn

+) Với $A \ge 0$ và $B \ge 0$ ta có $A\sqrt B  = \sqrt {{A^2}B} $

+) Với $A < 0$ và $B \ge 0$ ta có $A\sqrt B  =  – \sqrt {{A^2}B} $

Khử mẫu của biểu thức lấy căn

Với các biểu thức $A,B$ mà $A.B \ge 0;B \ne 0$, ta có $\sqrt {\frac{A}{B}}  = \frac{{\sqrt {AB} }}{{\left| B \right|}}$

Trục căn thức ở mẫu

+) Với các biểu thức $A,B$ mà $B > 0$, ta có $\frac{A}{{\sqrt B }} = \frac{{A\sqrt B }}{B}$

+) Với các biểu thức $A,B,C$ mà $A \ge 0,A \ne {B^2}$, ta có $\frac{C}{{\sqrt A  + B}} = \frac{{C\left( {\sqrt A  – B} \right)}}{{A – {B^2}}};\frac{C}{{\sqrt A  – B}} = \frac{{C\left( {\sqrt A  + B} \right)}}{{A – {B^2}}}$

+) Với các biểu thức $A,B,C$ mà $A \ge 0,B \ge 0,A \ne B$ ta có

$\frac{C}{{\sqrt A  – \sqrt B }} = \frac{{C\left( {\sqrt A  + \sqrt B } \right)}}{{A – B}}$; $\frac{C}{{\sqrt A  + \sqrt B }} = \frac{{C\left( {\sqrt A  – \sqrt B } \right)}}{{A – B}}$

2. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Đưa thừa số vào trong dấu căn, đưa thừa số ra ngoài dấu căn

Phương pháp:

Sử dụng các công thức

* Đưa thừa số ra ngoài dấu căn

Với hai biểu thức $A,B$ mà $B \ge 0$, ta có $\sqrt {{A^2}B}  = \left| A \right|\sqrt B  = \left\{ \begin{array}{l}A\sqrt B \,\,{\rm{khi}}\,\,A \ge 0\\ – A\sqrt B \,{\rm{khi}}\,A < 0\end{array} \right.$

* Đưa thừa số vào trong dấu căn

+) $A\sqrt B  = \sqrt {{A^2}B} $ với $A \ge 0$ và $B \ge 0$

+) $A\sqrt B  =  – \sqrt {{A^2}B} $ với $A < 0$ và $B \ge 0$

Dạng 2: So sánh hai căn bậc hai

Phương pháp:

Sử dụng công thức đưa thừa số ra ngoài dấu căn hoặc đưa thừa số vào trong dấu căn để so sánh hai căn bậc hai theo mối liên hệ

$0 \le A < B \Leftrightarrow \sqrt A  < \sqrt B $

Dạng 3: Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai

Phương pháp:

Sử dụng công thức đưa thừa số ra ngoài dấu căn hoặc đưa thừa số vào trong dấu căn và hằng đẳng thức $\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right|$.

Sử dụng công thức trục căn thức ở mẫu

Dạng 4: Trục căn thức ở mẫu

Phương pháp:

Sử dụng các công thức

+) Với các biểu thức $A,B$ mà $A.B \ge 0;B \ne 0$, ta có $\sqrt {\frac{A}{B}}  = \frac{{\sqrt {AB} }}{{\left| B \right|}}$

+) Với các biểu thức $A,B$ mà $B > 0$, ta có $\frac{A}{{\sqrt B }} = \frac{{A\sqrt B }}{B}$

+) Với các biểu thức $A,B,C$ mà $A \ge 0,A \ne {B^2}$, ta có $\frac{C}{{\sqrt A  + B}} = \frac{{C\left( {\sqrt A  – B} \right)}}{{A – {B^2}}};\frac{C}{{\sqrt A  – B}} = \frac{{C\left( {\sqrt A  + B} \right)}}{{A – {B^2}}}$

+) Với các biểu thức $A,B,C$ mà $A \ge 0,B \ge 0,A \ne B$ ta có

$\frac{C}{{\sqrt A  – \sqrt B }} = \frac{{C\left( {\sqrt A  + \sqrt B } \right)}}{{A – B}}$; $\frac{C}{{\sqrt A  + \sqrt B }} = \frac{{C\left( {\sqrt A  – \sqrt B } \right)}}{{A – B}}$

Dạng 5: Giải phương trình

Phương pháp:

+) Tìm điều kiện

+) Sử dụng công thức đưa thừa số ra ngoài dấu căn hoặc đưa thừa số vào trong dấu căn để đưa phương trình về dạng cơ bản

+) So sánh điều kiện rồi kết luận nghiệm.

Author: Cô Minh Anh