Câu hỏi: Cho bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA THEO THỨ TỰ TỪ BẮC VÀO NAM Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm (0C) Lạng Sơn 21051’B 21,2 Hà Nội 21001’B 23,5 Đà Nẵng 16002’B 25,7 Quy Nhơn 13046’B 26,8 TP. Hồ Chí Minh 10046’B 27,1 Qua bảng số liệu trên, cho biết nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?

Câu hỏi: Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA
THEO THỨ TỰ TỪ BẮC VÀO NAM
Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Lạng Sơn 21051’B 21,2
Hà Nội 21001’B 23,5
Đà Nẵng 16002’B 25,7
Quy Nhơn 13046’B 26,8
TP. Hồ Chí Minh 10046’B 27,1
Qua bảng số liệu trên, cho biết nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh địa lí.
B. Quy luật địa ô.
C. Quy luật địa đới.
D. Quy luật đai cao.

Gợi ý câu trả lời

Đáp án C.
Giải thích: Xác định từ khóa: theo chiều Bắc – Nam -> là chiều thay đổi của vĩ độ địa lí. Nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc là biểu hiện của quy luật địa đới (thay đổi theo vĩ độ). Cụ thể là: Phần lãnh thổ phía Bắc: do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc hạ thấp nền nhiệt nên vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Còn phần lãnh thổ phía Nam: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, không còn thời tiết lạnh, khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa. Đồng thời, lãnh thổ phía Nam gần xích đạo hơn nên nhận được lượng bức xạ từ Mặt Trời hằng năm lớn hơn phần lãnh thổ phía Bắc.

Author: Cô Minh Anh