Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi từ ${\bf{0}}$ đến ${\bf{10}}$

– Thuộc bảng cộng, trừ và thành thạo cộng, trừ trong phạm vi ${\bf{10}}$, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

– Viết được phép tính thích hợp từ hình vẽ hoặc tóm tắt bài toán cho trước.

– Ôn tập lại các hình đã học và đếm số hình tam giác.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Thực hiện phép tính.

– Vận dụng các kiến thức về phép cộng và phép trừ trong phạm vi \(10\) đã học.

Ví dụ: \(10 – 6 = ?\)

Giải

\(10 – 6 = 4\)

Số cần điền vào dấu ? là \(4\)

Dạng 2: Viết phép toán từ tóm tắt cho trước.

– Đọc kĩ thông tin của tóm tắt bài toán: Cho biết có số lượng bao nhiêu ? Được thêm hoặc bớt đi bao nhiêu ? Cần tìm số lượng cả hai hay còn lại ?

– Xác định phép tính thích hợp từ các thông tin đã cho, thông thường, khi tính cả hai hoặc tất cả thì ta thường hay dùng phép toán cộng; ngược lại, muốn tính số lượng còn lại sau khi bớt đi thì dùng phép toán trừ.

– Viết phép toán và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

Ví dụ:

Tóm tắt:

Tổ 1: \(5\) bạn

Tổ 2: \(4\) bạn

Cả hai tổ:  \(?\) bạn

Viết phép tính thích hợp vào ô trống:

Cách giải:

Tổ \(1\) có \(5\) bạn và tổ \(2\) có \(4\) bạn. Muốn tìm số học sinh của cả hai tổ thì ta cần thực hiện phép cộng số học sinh đã cho của hai tổ.

Giải

Phép tính thích hợp vào ô trống là:

Dạng 3: Xác định hình vẽ tiếp theo của quy luật.

– Xác định các hình có trong dãy đã cho và thứ tự lặp đi lặp lại của các hình.

Ví dụ: Hình tiếp theo cần điền vào dấu ? là hình gì ?

Giải

Quy luật của dãy đã cho là: Cứ một hình  rồi đến một hình nên hình tiếp theo cần điền vào dấu ? là hình 

Author: Cô Minh Anh