Giải toán có lời văn (tiếp theo)

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Nhận biết được ${\bf{100}}$ là số liền sau của số ${\bf{99}}$.

– Đọc, viết, lập được bảng các số từ ${\bf{0}}$ đến ${\bf{100}}$.

– Nắm được một số đặc điểm của các số trong bảng.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Số ${\bf{100}}$

Số \(100\) là số lớn nhất trong dãy số từ \(0\) đến \(100\) và là số liền sau của số \(99\)

Ví dụ: Số liền sau của số \(99\) là …….

Giải: Số liền sau của số \(99\) là số \(100\).

Dạng 2: Một số đặc điểm của các số trong bảng.

a) Các số có một chữ số là các số trong phạm vi từ \(0\) đến \(9\).

b) Các số tròn chục là: \(10;20;30;40;50;60;70;80;90\) và \(100\)

c) Số bé nhất có hai chữ số là \(10\), số lớn nhất có hai chữ số là số \(99\).

d) Các số có hai chữ số giống nhau là số \(11;22;33;44;55;66;77;88;99\)…

Ví dụ: Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là………..

Giải

Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là \(90\).

Số cần điền vào chỗ chấm là \(90\).

Dạng 3: Số liền trước, số liền sau của một số.

Số liền trước của một số là số đứng ngay phía trước của số đó khi đếm xuôi và có giá trị ít hơn số đó \(1\) đơn vị.

Số liền sau của một số là số đứng ngay phía sau của số đó khi đếm xuôi và có giá trị nhiều hơn số đó \(1\) đơn vị.

Ví dụ: Số liền sau của số \(89\) là ………..

Giải

Em đếm xuôi từ số \(89\), số liền sau của số này là số \(90\).

Author: Cô Minh Anh