Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Nhận biết được mỗi số ${\bf{16}},{\bf{17}},{\bf{18}},{\bf{19}}$ gồm một chục và một số đơn vị $\left( {{\rm{ }}{\bf{6}},{\bf{7}},{\bf{8}},{\bf{9}}{\rm{ }}} \right)$

+) Số \(16\) gồm \(1\) chục và \(6\) đơn vị.

+) Số \(17\) gồm \(1\) chục và \(7\) đơn vị

+) Số \(18\) gồm \(1\) chục và \(8\) đơn vị.

+) Số \(19\) gồm \(1\) chục và \(9\) đơn vị.

– Đọc và viết các số trong phạm vi ${\bf{19}}$ và điền được các số trên tia số.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đếm hình và viết số tương ứng.

– Đếm số lượng các hình ảnh đã cho và viết số tương ứng.

+) \(1\) chục thêm \(6\) đơn vị thì tạo thành \(16\).

+) \(1\) chục thêm \(7\) đơn vị thì tạo thành \(17\).

+) \(1\) chục thêm \(8\) đơn vị thì tạo thành \(18\).

+) \(1\) chục thêm \(9\) đơn vị thì tạo thành \(19\).

Ví dụ: Viết số thích hợp vào ô trống:

Giải

Trong hình đã cho có \(19\) cây nấm.

Số cần điền vào ô trống là \(19\)

Dạng 2: Điền số thích hợp vào tia số.

Em xác định các khoảng cách được chia trên tia số, cách đều mấy đơn vị rồi đếm và điền các số tương ứng.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

Giải

Đếm các số từ \(10\) đến \(19\) rồi điền các số còn thiếu vào chỗ chấm.

Các số điền vào chỗ chấm sẽ được tia số như sau:

Dạng 3: Số liền trước, số liền sau

– Số liền trước của một số là số đứng ngay phía trước của số đó và ít hơn số đó \(1\) đơn vị.

– Số liền sau của một số là số đứng ngay phía sau của số đó và nhiều hơn số đó \(1\) đơn vị.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào bảng sau:

Giải

Số \(18\) có số liền trước là số \(17\) và số liền sau là số \(19\)

Cần điền các số vào bảng như sau:

Author: Cô Minh Anh