Số 0 trong phép trừ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Nhận biết vai trò của số ${\bf{0}}$ trong phép trừ:

+) Phép trừ hai số bằng nhau có kết quả là ${\bf{0}}$

+) Một số trừ ${\bf{0}}$ thì bằng chính số đó.

– Biết thực hiện phép trừ có số ${\bf{0}}$ và thành thạo phép trừ các số trong phạm vi đã học.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Thực hiện phép tính.

+) Phép trừ hai số bằng nhau có kết quả là \(0\)

+) Một số trừ đi \(0\) thì bằng chính số đó.

Ví dụ: \(5 – 5 = 0\)

\(5 – 0 = 5\)

Dạng 2: So sánh

– Thực hiện phép tính hai vế

– So sánh và điền dấu thích hợp vào ô trống.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào ô trống: \(5 – 2 – 1\,\,…\,\,3 + 1\)

Giải

\(\begin{array}{l}5 – 2 – 1\,\, < \,\,3 + 1\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,4\end{array}\)

Dấu cần điền vào ô trống là dấu  <

Dạng 3: Điền số hoặc dấu còn thiếu vào ô trống.

– Thực hiện tìm số còn thiếu bằng cách nhẩm lại các phép toán cộng hoặc trừ trong phạm vi đã học.

– Tìm dấu còn thiếu của phép tính bằng cách thực hiện thử các phép toán cộng hoặc trừ với các số đã cho, phép tính nào cho kết quả đúng với đề bài đã cho thì em điền dấu của phép tính tương ứng đó.

Ví dụ: Điền dấu + hoặc – thích hợp vào ô trống: \(5….2 = 3\)

– Từ số \(5\) thực hiện phép cộng hoặc trừ với \(2\). Phép tính nào có kết quả bằng \(3\) là phép tính cần điền vào chỗ trống.

Giải

Ta có \(5 – 2 = 3\) nên phép tính cần điền vào ô trống là dấu “-“

Author: Cô Minh Anh