Trừ các số tròn chục

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục.

– Cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi \(90\);

– Giải được bài toán có phép cộng.

– Bước đầu biết về tính chất phép cộng: Khi đổi chỗ hai số trong một phép cộng thì kết quả không thay đổi.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Thực hiện phép tính.

Thực hiện phép cộng hai số tròn chục bằng cách cộng các số của hàng đơn vị rồi cộng các số ở hàng chục.

Ví dụ: Đặt tính và tính \(40 + 50\)

Giải

Dạng 2: Bài toán có lời văn

– Đọc và phân tích đề bài: Xác định các số đã cho, số lượng tăng hoặc giảm và yêu cầu của bài toán.

– Tìm lời giải cho bài toán: Em dựa vào các từ khóa “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn lại”…để xác định phép tính cần dùng cho bài toán.

– Trình bày lời giải cho bài toán: Viết rõ ràng lời giải, phép tính, đáp số.

– Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.

Ví dụ: Thùng thứ nhất đựng \(30\) hộp quà, thúng thứ hai đựng \(10\) hộp quà. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu hộp quà?

Phân tích: Muốn tìm số hộp của cả hai thùng thì cần lấy số hộp của mỗi thùng cộng lại với nhau.

Giải

Cả hai thùng có số hộp quà là: \(30 + 10 = 40\) (hộp quà)

Đáp số: \(40\) hộp quà.

Dạng 3: So sánh

Muốn so sánh hai hoặc nhiều phép cộng các số tròn chục:

– Bước 1: Thực hiện phép tính.

– Bước 2: So sánh các kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: \(20 + 30……10 + 40\)

Giải

\(\begin{array}{l}20 + 30 = 10 + 40\\\,\,\,\,\,\,\,50\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,50\end{array}\)

Dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu  =.

Author: Cô Minh Anh