55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 19

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tính

– Đặt tính thẳng hàng.

– Thực hiện phép trừ lần lượt từ phải sang trái, khi hàng đơn vị của số bị trừ không đủ để trừ thì em cần thực hiện phép trừ có nhớ.

Ví dụ: Đặt tính và tính \(55 – 8\)

Giải

\(\frac{{ – \begin{array}{*{20}{r}}{55}\\8\end{array}}}{{\,\,\,\,\,\,47}}\)

Vậy phép toán đã cho có giá trị bằng \(47\)

Dạng 2: Tìm giá trị chưa biết – Tìm x.

 Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

– Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Ví dụ: Tìm \(x\), biết: \(x + 8 = 25\)

Giải

\(\begin{array}{l}x + 8 = 25\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 25 – 8\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 17\end{array}\)

Giá trị cần tìm là \(x = 17\)

Dạng 3: Toán đố

– Đọc và phân tích đề

– Tìm cách giải của bài toán: Chú ý bài toán có các từ khóa “giảm đi“; “còn lại“… thì thường sử dụng phép tính trừ để tìm lời giải.

– Trình bày bài toán.

– Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.

Ví dụ: Cửa hàng có \(27\) quả bỏng. Ngày chủ nhật, cửa hàng đã bán được \(8\) cái. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cái ?

Giải

 Cửa hàng còn lại số quả bóng là: \(27 – 8 = 19\) (quả bóng)

Đáp số: \(19\) quả bóng

Author: Cô Minh Anh