Bảng cộng

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Em ôn lại cách thực hiện phép cộng \(9,8,7,6\) với một số trong các bài đã học.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tính nhẩm

– Cần vận dụng lại cách thực hiện phép cộng \(9;8;7;6\) với một số.

Ví dụ: Nhẩm \(7 + 4\)

Giải

Em nhẩm: \(7 + 3 = 10;7 + 4 = 11\)

Vậy \(7 + 4 = 11\)

Dạng 2: Đặt tính rồi tính

– Đặt tính thẳng hàng

– Thực hiện phép cộng lần lượt từ phải sang trái.

Ví dụ: Đặt tính và tính \(66 + 8\)

Giải

\(\frac{{ + \begin{array}{*{20}{r}}{66}\\8\end{array}}}{{\,\,\,\,\,\,74}}\)

Vậy phép toán đã cho có giá trị bằng \(74\)

Dạng 3: Toán đố.

– Đọc và phân tích đề bài.

– Tìm cách giải cho bài toán: Chú ý các từ khóa “nhiều hơn”; “ít hơn”; tất cả”; “còn lại” để sử dụng phép tính hợp lí

– Trình bày bài giải

– Kiểm tra lại kết quả của bài toán.

Ví dụ: Tháng trước tổ em được \(16\) điểm tốt. Tháng này tổ em được nhiều hơn tháng trước \(5\) điểm tốt. Hỏi tháng này tổ em được bao nhiêu điểm tốt ?

Giải

Tháng này tổ em được số điểm tốt là: \(16 + 5 = 21\)(điểm tốt)

Đáp số: \(21\)điểm tốt

Dạng 4: Hình học

Em đếm các hình tam giác hoặc tứ giác tùy theo yêu cầu của đề bài.

– Bước 1: Đếm các hình đơn

– Bước 2: Ghép các hình đơn và đếm tiếp các hình vừa ghép được.

– Bước 3: Tìm tổng số hai loại hình vừa đếm được.

Ví dụ: Hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác ?

Giải


– Hình tam giác đơn: Hình 1, 2

– Hình tam giác ghép: Hình 1+2

Vậy hình trên có tất cả \(3\) hình tam giác.

Author: Cô Minh Anh