Số 1 trong phép nhân và phép chia

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Tính chất đặc biệt của \(1\) trong phép nhân và phép chia.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tính

Thực hiện phép tính khi nhân một số với \(1\) hoặc chia một số bất kì cho \(1\).

Ví dụ: Nhẩm

a) \(6 \times 1 = ?\)

b) \(7:1 = ?\)

Ta có:

a) \(6 \times 1 = 6\) (Bất kì số nào nhân với \(1\) cũng bằng chính số đó.)

b) \(7:1 = 7\) (Số nào chia cho \(1\) cũng bằng chính số đó)

Dạng 2: Tìm yếu tố còn thiếu.

– Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.

– Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Ví dụ: Tìm \(x\), biết: \(x:1 = 8\)

Giải

\(\begin{array}{l}x:1 &= 8\\\,\,\,\,\,x &= 8 \times 1\\\,\,\,\,\,x &= \,\,\,8\end{array}\)

Giá trị của \(x\) cần tìm là \(8\).

Dạng 3: So sánh

– Thực hiện phép tính.

– So sánh giá trị vừa tính.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

\(51 :1……….51 \times 1\)

Giải

\(\begin{array}{ccccc}51 :1 = &51\times 1\\51\,\,\,\,\,\,\,\,&51\end{array}\)

Dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu “=“.

Author: Cô Minh Anh