Số bị trừ – Số trừ – Hiệu

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ


– Ghi nhớ tên gọi và vị trí của số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép tính trừ.

– Cách thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi \(100\) và áp dụng vào giải toán.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Thực hiện phép tính.

– Đặt tính theo cột dọc, các chữ số cùng một hàng được đặt thẳng với nhau.

– Thực hiện phép trừ theo thứ tự từ hàng đơn vị đến hàng chục.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: \(18 – 5\)

Giải


Dạng 2: Toán đố

– Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.

– Tìm cách giải: Dựa vào các từ khóa của bài toán như tìm “tất cả”, “còn lại”… và yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.

– Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

– Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một người nông dân nuôi \(13\) con gà, sau đó người ấy bán đi \(2\) con. Hỏi người nông dân đó còn lại bao nhiêu con gà ?

Giải

Người nông dân đó còn lại số con gà là:

\(13 – 2 = 11\) (con)

Đáp số: \(11\) con

Dạng 3: Tính nhẩm

Thực hiện phép trừ các số tròn chục mà không cần đặt tính.

– Em trừ các chữ số ở hàng chục

– Viết thêm vào kết quả một chữ số \(0\)

Ví dụ: Tính nhẩm: \(90 – 30 – 10 = ….\)

Giải

Em nhẩm: \(9 – 3 – 1 = 5\)

Vậy \(90 – 30 – 10 = 50\)

Số cần điền vào chỗ chấm là \(50\)

Author: Cô Minh Anh