Phép trừ trong phạm vi 3

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Cách làm tính trừ trong phạm vi ${\bf{3}}$

– Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

– Biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính và ứng dụng phép trừ vừa học vào các bài toán thực tế.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Thực hiện phép tính

– Tính giá trị các phép trừ trong phạm vi \(3\) bằng cách nhẩm lại các phép toán đếm lùi hoặc sử dụng hình ảnh.

Ví dụ: \(3 – 1 = ?\)

Giải

Cách 1: Đếm lùi từ \(3\) một đơn vị thì về \(2\) nên \(3 – 1 = 2\)


Cách 2: Nhẩm thông qua hình ảnh, giả sử có \(3\) cái mũ, bớt đi một cái thì còn lại \(2\) cái nên \(3 – 1 = 2\)


Số cần điền vào dấu hỏi chấm là \(2\)

Dạng 2: So sánh

– Thực hiện tìm giá trị của các phép tính đã cho.

– So sánh và điền số còn thiếu vào chỗ trống.

Ví dụ: Điền dấu >; <; hoặc = vào chỗ trống: \(1 + 2\,\,….\,\,2 – 1\)

Giải

\(\begin{array}{l}1 + 2\,\, > \,\,2 – 1\\\,\,\,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,1\end{array}\)

Dạng 3: Điền yếu tố còn thiếu trong phép tính.

– Nhẩm lại phép cộng đã học và phép trừ các số trong phạm vi \(3\) rồi điền số hoặc dấu còn thiếu vào chỗ trống.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: \(3 – … = 2\)

Giải

Ta có: \(3 – 1 = 2\) nên số cần điền vào chỗ chấm là \(1\).

Author: Cô Minh Anh