Câu hỏi: Đỉnh núi A có độ cao là h (m), nhiệt độ tại chân núi ở sườn đón gió ẩm là 280C, nhiệt độ tại chân núi ở khuất gió ẩm là 40,30C. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – Các miền tự nhiên, độ cao của đỉnh núi A gần đúng với độ cao của đỉnh núi nào dưới đây?

Câu hỏi: Đỉnh núi A có độ cao là h (m), nhiệt độ tại chân núi ở sườn đón gió ẩm là 280C, nhiệt độ tại chân núi ở khuất gió ẩm là 40,30C. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – Các miền tự nhiên, độ cao của đỉnh núi A gần đúng với độ cao của đỉnh núi nào dưới đây?
A. Phan-xi-pang.
B. Pu Si Lung.
C. Tây Côn Lĩnh.
D. Phu Luông.

Gợi ý câu trả lời

– Ta biết, ở sườn đón gió (AB), không khí ẩm, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,6[sup]0[/sup]C. Ở sườn khuất gió (BC) không khí khô, cứ xuống 100m, nhiệt độ không khí tăng 1[sup]0[/sup]C. Như vậy, cứ lên cao 100m, chênh lệch nhiệt độ giữa sườn A và sườn B sẽ là: 1[sup]0[/sup]C – 0,6[sup]0[/sup]C = 0,4[sup]0[/sup]C
– Qua hình vẽ ta thấy chênh lệch nhiệt độ giữa A và C là: 40,3[sup]0[/sup]C – 28[sup]0[/sup]C = 12,3[sup]0[/sup]C
⇒ Độ cao đỉnh núi A là: 12,3[sup]0[/sup]C x 100m/ 0,4[sup]0[/sup]C = 3075m.
– Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – Các miền tự nhiên, độ cao của đỉnh núi Phan-xi-pang (3143m), Pu Si Lung (3076m), Tây Côn Lĩnh (2419m) và Phu Luông (2985m). Như vậy, đỉnh núi A có độ cao gần đúng với độ cao của núi Pu Si Lung.
Đáp án cần chọn là: B

Author: Cô Minh Anh